Từ lúc bắt đầu mang thai đến hết 40 tuần thai kỳ, thai nhi sẽ có chỉ số phát triển về cân nặng và chiều cao khác nhau. Chính vì thế, các mẹ cần một bảng theo dõi cân nặng, chiều dài thai nhi theo tuần chuẩn để có kế hoạch dinh dưỡng và luyện tập thể dục phù hợp.
Các mẹ đừng quá lo lắng khi các chỉ số cân nặng chiều cao của bé thấp hoặc cao hơn so với chuẩn. Những chỉ số này chỉ mang tính chất tương đối.
Cùng xem bảng theo dõi cân nặng thai nhi theo tuần tuổi có những chỉ số nào đáng chú ý nhé.
Bảng theo dõi cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn của WHO 2018
Bảng theo dõi cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi cập nhật theo thông tin của WHO 2018 | ||
---|---|---|
Thai nhi tuần thứ 8 | 1.6 cm | 1 g |
Thai nhi tuần thứ 9 | 2.3 cm | 2 g |
Thai nhi tuần thứ 10 | 3.1 cm | 4 g |
Thai nhi tuần thứ 11 | 4.1 cm | 7 g |
Thai nhi tuần thứ 12 | 5.4 cm | 14 g |
Thai nhi tuần thứ 13 | 7.4 cm | 23 g |
Thai nhi tuần thứ 14 | 8.7 cm | 43 g |
Thai nhi tuần thứ 15 | 10.1 cm | 70 g |
Thai nhi tuần thứ 16 | 11.6 cm | 100 g |
Thai nhi tuần thứ 17 | 13 cm | 140 g |
Thai nhi tuần thứ 18 | 14.2 cm | 190 g |
Thai nhi tuần thứ 19 | 15.3 cm | 240 g |
Thai nhi tuần thứ 20 | 16.4 cm | 300 g |
Thai nhi tuần thứ 21 | 25.6 cm | 360 g |
Thai nhi tuần thứ 22 | 27.8 cm | 430 g |
Thai nhi tuần thứ 23 | 28.9 cm | 501 g |
Thai nhi tuần thứ 24 | 30 cm | 600 g |
Thai nhi tuần thứ 25 | 34.6 cm | 660 g |
Thai nhi tuần thứ 26 | 35.6 cm | 760 g |
Thai nhi tuần thứ 27 | 36.6 cm | 875 g |
Thai nhi tuần thứ 28 | 37.6 cm | 1005 g |
Thai nhi tuần thứ 29 | 38.6 cm | 1153 g |
Thai nhi tuần thứ 30 | 39.9 cm | 1319 g |
Thai nhi tuần thứ 31 | 41.1 cm | 1502 g |
Thai nhi tuần thứ 32 | 42.4 cm | 1702 g |
Thai nhi tuần thứ 33 | 43.7 cm | 1918 g |
Thai nhi tuần thứ 34 | 45 cm | 2146 g |
Thai nhi tuần thứ 35 | 46.2 cm | 2383 g |
Thai nhi tuần thứ 36 | 47.4 cm | 2622 g |
Thai nhi tuần thứ 37 | 48.6 cm | 2859 g |
Thai nhi tuần thứ 38 | 49.8 cm | 3083 g |
Thai nhi tuần thứ 39 | 50.7 cm | 3288 g |
Thai nhi tuần thứ 40 | 51.2 cm | 3462 g |
Những điều cần biết về cân nặng thai nhi theo tuần tuổi
Thông thường, người ta sẽ xác định cân nặng của thai nhi bắt đầu từ tuần thai thứ 8. Nếu mẹ đi khám thai định kì theo tháng, bác sĩ phụ sản sẽ thông báo một chỉ số tương đối về cân nặng và chiều cao của thai nhi. Việc xác định cân nặng theo tuần khá quan trọng để mẹ có những kế hoạch về dinh dưỡng để mẹ và bé phát triển khỏe mạnh, không bị thiếu cân hoặc thừa cân quá nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng đi siêu âm để xác định cân nặng thai nhi theo tuần. Chính vì thế, tổ chức y tế thế giới đã công bố bảng chỉ số cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn để phụ nữ mang thai có thể theo dõi một cách dễ dàng.
Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng của thai nhi, bao gồm:
- Yếu tố di truyền, chủng tộc: Đây là 2 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến cân nặng của thai nhi.
- Yếu tố sức khỏe của bà bầu: Bà bầu mắc một số bệnh có thể khiến thai nhi nhẹ cân hoặc có cân nặng lớn bất thường.
- Yếu tố cân nặng của mẹ bầu: Yếu tố này thường không chính xác, tuy nhiên bà bầu nặng có khả năng sinh con to là rất cao.
- Yếu tố số lượng thai nhi: Song thai, đa thai sẽ khiến các bé nhẹ và nhỏ hơn bình thường.
- Yếu tố thứ tự sinh: Con so sẽ có xu hướng nhẹ hơn con rạ.
Cách đo cân nặng, chiều cao thai theo tuần ở từng giai đoạn.
Theo sản khoa, tùy theo giai đoạn mang thai mà có những cách đo cân nặng và chiều cao thai nhi khác nhau:
- Từ tuần thai thứ 8 đến tuần 20: Đo chiều cao thai nhi bằng cách tính chiều dài từ đỉnh đầu đến mông vì giai đoạn này thai nhi đang nằm cuộn tròn trong bụng mẹ.
- Từ tuần thai 20 đến tuần 40: Đo chiều cao thai nhi bằng cách tính chiều dài từ đầu đến gót chân nhưng có sai số thấp.
Những trường hợp thường gặp về cân nặng của thai nhi
Thai nhi phát triển hơn, lớn và nặng hơn tuổi thai
Dựa vào bảng chỉ số cân nặng thai nhi theo tuần tuổi ở phía trên, nếu bé của bạn dài hơn 3cm thì có nghĩa là bé đang phát triển vượt mức bình thường so với tuổi thai. Thai to sẽ khiến quá trình sinh nở diễn ra khó khăn và khả năng cao là mẹ sẽ sinh mổ đấy! Hãy cùng với bác sĩ phụ sản của mình tìm hiểu nguyên nhân tại sao thai nhi lại lớn hơn nhiều so với cân nặng chuẩn nhé!
Thai nhi phát triển chận và nhẹ hơn tuổi thai
Nếu thai nhi ngắn hơn 3cm so với bảng cân nặng thai nhi chuẩn thì bác sĩ thai sản của bạn sẽ thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.
Khi đã tìm ra nguyên nhân, mẹ nên làm theo các hướng dẫn của bác sĩ để thai nhi bắt kịp đà tăng trưởng theo chuẩn vì nếu tình trạng không được cải thiện thì em bé sau khi sinh ra dễ bị bệnh phổi, sức đề kháng kém, kém thông minh đấy mẹ!
Ảnh hưởng của cân nặng mẹ bầu đối với thai nhi
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong thời kỳ mang thai. Không có mẹ bầu nào không tăng cân khi mang thai. Nếu điều đó là sự thật là quả là 1 điều tồi tệ! Mẹ nên duy trì mức tăng cân hợp lý để đảm bảo em bé được hấp thu vừa đủ chất dinh dưỡng từ mẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mẹ tăng cân nhưng thai nhi thì không. Mẹ hãy hỏi bác sĩ phụ sản để tìm hiểu nguyên nhân nhé!
Mức tăng cân chuẩn của phụ nữ mang thai là 10-12kg và nên tăng khoảng 1.5kg đến 2kg trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu.
Nếu mẹ không tăng cân, không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ thì khả năng sinh non khá cao. Nếu mẹ tăng cân quá cao, thai lớn thì khả năng mổ bắt con cũng rất cao. Chính vì thế, hãy cân bằng chế độ dinh dưỡng theo từng giai đoạn mang thai thật hợp lý nhé mẹ!